Quá trình phát triển của trẻ em tuân theo các quy luật. Và trải qua những giai đoạn cụ thể khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Cách trẻ chơi, học, nói, cư xử và hành động đều mang lại những dấu hiệu quan trọng để hiểu quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, việc phát hiện và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng, trong việc dự đoán và đối phó với các rối loạn phát triển phổ biến hiện nay như trẻ tự kỷ, chậm phát triển…
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu chậm phát triển ở con của mình. Hãy tham khảo các mốc phát triển dựa trên tiêu chuẩn đáng tin cậy từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC (Centers for Disease Control and Prevention). Để có cái nhìn chính xác về sự phát triển ban đầu của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc thích hợp để giúp con bạn phát triển tốt nhất.
Các mốc phát triển ở trẻ theo tiêu chí CDC
Các mốc phát triển rất quan trọng! Cách bé chơi, học, nói, hành động và di chuyển đều là những gợi ý quan trọng về sự phát triển của bé. Hãy kiểm tra các mốc phát triển mà bé đạt được lúc 2 tháng tuổi. Hãy mang theo những thông tin này và trao đổi với bác sĩ của bé khi mỗi lần khám sức khỏe cho bé. Về những mốc phát triển mà bé đã đạt được và những mốc sắp tới.
Bé Lúc 2 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Dịu xuống khi có người nói chuyện hoặc khi được bế
o Nhìn vào mặt quý vị
o Tỏ ra vui khi nhìn thấy quý vị tiến về phía bé
o Mỉm cười khi quý vị nói hoặc cười với bé
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Có thể phát ra những tiếng khác ngoài tiếng khóc
o Phản ứng lại với tiếng động mạnh
Các mốc phát triển nhận thức (học, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Quan sát theo sự di chuyển của quý vị
o Nhìn vào đồ chơi trong vài giây
Các mốc phát triển vận động/thể chất
o Ngẩng được đầu lên khi nằm sấp (biết lẫy)
o Cử động cả hai tay và hai chân
o Xòe bàn tay trong thời gian ngắn
Bé lúc 4 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Tự mỉm cười để thu hút sự chú ý của quý vị
o Cười khúc khích (chưa hẳn là cười lớn) khi quý vị cố khiến bé cười
o Nhìn quý vị, cử động hoặc phát ra tiếng để thu hút hoặc duy trì sự chú ý của quý vị
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Phát ra tiếng như “u”, “a” (thì thầm)
o Phát ra tiếng để trả lời khi quý vị nói chuyện với bé
o Quay đầu về phía phát ra giọng nói của quý vị
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Mở miệng khi thấy ngực hoặc bình sữa nếu bé đói
o Thích thú nhìn bàn tay bé
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Ngẩng đầu vững mà không cần đỡ khi được quý vị bế
o Nắm giữ đồ chơi khi quý vị đặt vào tay bé
o Dùng tay đung đưa đồ chơi
o Đưa tay lên miệng
o Dùng khuỷu tay/cẳng tay để chống người lên khi nằm sấp
Bé Lúc 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Nhận biết được người quen
o Thích nhìn bản thân trong gương
o Cười lớn
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Luân phiên phát ra tiếng với quý vị
o Thổi “phì phì” (thè lưỡi ra và thổi)
o Tạo tiếng rít.
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Cho mọi thứ vào miệng để tìm hiểu
o Vươn tay ra để nắm lấy đồ chơi bé muốn
o Ngậm miệng để cho thấy bé không muốn ăn thêm
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Lật người từ nằm sấp sang nằm ngửa
o Dùng cánh tay đẩy người lên khi nằm sấp
o Dùng hai bàn tay để tự đỡ thân mình khi ngồi
Bé lúc 9 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Nhút nhát, bám người hoặc sợ ở cạnh người lạ
o Có một vài biểu hiện trên mặt, như vui vẻ, buồn, giận dữ và ngạc nhiên
o Nhìn khi quý vị gọi tên bé
o Phản ứng khi quý vị rời đi (nhìn theo, vươn đến chỗ quý vị hoặc khóc)
o Mỉm cười hoặc cười lớn khi quý vị chơi ú òa
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Phát ra tiếng như “mamamama” và “babababa”
o Nâng tay lên để được bế
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Tìm kiếm đồ vật khi rơi khỏi tầm nhìn (như thìa hoặc đồ chơi)
o Đập hai đồ vật vào nhau
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Tự ngồi
o Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
o Dùng ngón tay để “cào” đồ ăn về phía mình
o Tự ngồi mà không cần đỡ
*Đã đến lúc khám sàng lọc phát triển!
Khi được 9 tháng, bé cần khám sàng lọc phát triển chung theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ dành cho tất cả trẻ em. Hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc phát triển cho con quý vị.
Bé lúc 12 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Chơi trò chơi với quý vị, như trò đập tay (pat-a-cake)
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Vẫy tay chào tạm biệt
o Gọi mẹ hoặc bố là “mama” hoặc “dada” hoặc một tên gọi đặc biệt khác
o Hiểu khi bị từ chối (tạm dừng hoặc dừng lại khi quý vị nói “không”)
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Cho thứ gì đó vào đồ đựng, như cho một khối lắp ghép vào trong cốc
o Tìm kiếm thứ mà bé thấy quý vị giấu đi, như đồ chơi bên dưới chăn
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Kéo để đứng lên
o Bám vào đồ đạc để đi
o Uống từ cốc không có nắp do quý vị cầm
o Dùng ngón cái và ngón trỏ nhặt đồ vật lên, như một mẩu thức ăn nhỏ
Trẻ lúc 15 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Bắt chước các trẻ khác trong khi chơi, như lấy đồ chơi ra khỏi chỗ cất khi trẻ khác làm như vậy
o Chỉ cho quý vị thấy đồ vật mà trẻ thích
o Vỗ tay khi hào hứng
o Ôm búp bê nhồi bông hoặc đồ chơi khác
o Thể hiện tình yêu thương với quý vị (ôm, âu yếm hoặc hôn quý vị)
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Cố nói một hoặc hai từ ngoài “mama” hoặc “dada”, như “ba” để chỉ “bóng” (ball) hay “da” để chỉ “chó” (dog)
o Nhìn vào đồ vật quen thuộc khi quý vị gọi tên đồ vật đó
o Làm theo chỉ dẫn bằng cả động tác và lời nói. Ví dụ: trẻ sẽ đưa cho quý vị đồ chơi khi quý vị giơ tay ra và nói “Con đưa cho mẹ đồ chơi nào”.
o Chỉ tay để đòi thứ gì đó hoặc nhờ giúp đỡ
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Cố sử dụng mọi thứ đúng cách, như điện thoại, cốc hoặc sách
o Chồng ít nhất hai đồ vật nhỏ, như hai khối lắp ghép
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Tự bước đi vài bước
o Tự bốc một vài loại đồ ăn
Trẻ lúc 18 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Di chuyển ra xa quý vị nhưng vẫn nhìn để đảm bảo quý vị ở gần trẻ
o Chỉ tay để chỉ cho quý vị thứ gì đó thú vị
o Giơ tay ra cho quý vị rửa
o Cùng quý vị nhìn một vài trang trong cuốn sách
o Giúp quý vị mặc quần áo cho trẻ khi cho tay vào ống tay áo hoặc nhấc chân lên
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Cố nói ba từ trở lên ngoài “mama” hoặc “dada”
o Làm theo chỉ dẫn từng bước mà không cần động tác, như đưa đồ chơi cho quý vị khi quý vị nói “Hãy đưa cho mẹ nào”.
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi,tư duy, giải quyết vấn đề)
o Bắt chước quý vị làm việc nhà, như dùng chổi quét nhà
o Chơi với đồ chơi một cách đơn giản, như đẩy ô tô đồ chơi
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Tự đi mà không cần bám vào người khác hoặc đồ vật
o Viết nguệch ngoạc
o Uống từ cốc không có nắp và đôi khi có thể đổ ra ngoài
o Dùng ngón tay bốc đồ ăn
o Cố dùng thìa
o Trèo lên và trèo xuống ghế dài hoặc ghế mà không cần giúp
*Đã đến lúc khám sàng lọc phát triển!
Khi được 18 tháng, trẻ cần khám sàng lọc phát triển chung và tự kỷ theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ dành cho tất cả trẻ em. Hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc phát triển cho con quý vị.
Trẻ lúc 2 tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Nhận biết khi người khác bị tổn thương hoặc đau khổ, như tạm dừng lại hoặc tỏ vẻ buồn khi có người đang khóc
o Nhìn mặt quý vị để xem nên phản ứng như thế nào trong tình huống mới
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Chỉ vào những thứ trong sách khi quý vị hỏi “Con gấu ở đâu nào?”
o Nói được ít nhất hai từ liền nhau, như “Thêm sữa”.
o Chỉ vào ít nhất hai bộ phận cơ thể khi quý vị yêu cầu trẻ chỉ cho quý vị
o Sử dụng nhiều động tác hơn ngoài vẫy và chỉ tay, như hôn gió hoặc gật đầu đồng ý
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Giữ thứ gì đó bằng một tay trong khi dùng tay còn lại; ví dụ: giữ đồ đựng và mở nắp ra
o Cố sử dụng công tắc, núm xoay hoặc nút trên đồ chơi
o Chơi với nhiều đồ chơi cùng lúc, như đặt thức ăn đồ chơi lên đĩa đồ chơi
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Đá bóng
o Chạy
o Đi (không phải leo) lên một vài bậc thang, có hoặc không cần người giúp
o Dùng thìa xúc ăn
*Đã đến lúc khám sàng lọc phát triển!
Khi được 2 tuổi, trẻ cần khám sàng lọc tự kỷ theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ dành cho tất cả trẻ em. Hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc phát triển cho con quý vị.
Trẻ lúc 30 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Chơi cạnh các trẻ khác và đôi khi chơi cùng các trẻ khác
o Hô lên “Nhìn con này!” để quý vị thấy trẻ có thể làm gì
o Làm theo những hoạt động hàng ngày đơn giản nếu được yêu cầu, như giúp cất đồ chơi khi quý vị nói “Đến giờ dọn dẹp rồi”.
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Nói được khoảng 50 từ
o Nói được hai từ trở lên, trong đó có một từ chỉ hành động, như “Chạy đi chó”
o Gọi tên những thứ trong cuốn sách khi quý vị chỉ vào thứ đó và hỏi “Đây là gì?”
o Nói được những từ như “con” hay “chúng ta”
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Chơi giả vờ với mọi thứ, như cho búp bê ăn khối lắp ghép, giả vờ đó là thức ăn
o Thể hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề đơn giản, như đứng trên ghế nhỏ để với lấy thứ gì đó
o Làm theo các hướng dẫn gồm hai bước, như “Đặt đồ chơi xuống và đóng cửa”.
o Cho thấy trẻ biết ít nhất một màu, như chỉ vào bút sáp màu đỏ khi quý vị hỏi “Đâu là bút màu đỏ?”
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Dùng tay để vặn các thứ, như xoay núm cửa hoặc vặn mở nắp
o Tự cởi một vài loại quần áo, như quần rộng hoặc áo khoác không cài khóa
o Nhảy lên khỏi sàn bằng cả hai chân
o Lật từng trang sách khi quý vị đọc cho trẻ
*Đã đến lúc khám sàng lọc phát triển!
Khi được 30 tháng, trẻ cần khám sàng lọc phát triển chung theo khuyến nghị của Viện Nhi
khoa Hoa Kỳ dành cho tất cả trẻ em. Hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc phát triển cho con
quý vị.
Trẻ lúc 3 tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Bình tĩnh trở lại trong vòng 10 phút sau khi quý vị rời khỏi trẻ, ví dụ như thả trẻ ở trung tâm trông trẻ
o Nhận ra các trẻ khác và tham gia chơi với các bạn
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Nói chuyện với quý vị với ít nhất hai lần trao đổi qua lại
o Đặt các câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở đâu” hoặc “vì sao”, như “Mẹ/bố đâu rồi ạ?”
o Kể hành động đang diễn ra trong hình ảnh hoặc sách khi được hỏi, như “đang chạy”, “đang ăn” hoặc “đang chơi”
o Giới thiệu tên khi được hỏi
o Nói đủ rõ ràng để người khác có thể hiểu được trong hầu hết mọi trường hợp
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Vẽ đường tròn khi được quý vị hướng dẫn
o Tránh chạm vào những đồ vật nóng như bếp lò khi quý vị cảnh báo trẻ
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Xâu đồ thành chuỗi, như các hạt lớn hoặc mì ống
o Tự mặc một vài loại quần áo, như quần rộng hoặc áo khoác
o Sử dụng nĩa
Trẻ lúc 4 tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Đóng giả người khác trong khi chơi (giáo viên, siêu anh hùng, chú chó)
o Xin phép đi chơi với các bạn nếu không có bạn nào ở xung quanh, như “Con có thể chơi với Alex không ạ?”
o Vỗ về người khác khi họ bị tổn thương hoặc buồn, như ôm một người bạn đang khóc
o Tránh mối nguy hiểm, như không nhảy từ trên cao xuống sân chơi
o Thích giúp đỡ mọi người
o Thay đổi hành vi tùy theo địa điểm (nơi thờ cúng, thư viện, sân chơi)
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Nói câu dài bốn từ trở lên
o Nói vài từ trong bài hát, câu chuyện hoặc thơ gieo vần cho trẻ em
o Kể về ít nhất một chuyện đã xảy ra trong ngày, như “Con đã chơi đá bóng”.
o Trả lời các câu hỏi đơn giản như “Áo khoác dùng để làm gì?” hoặc “Bút sáp màu dùng để làm gì?”
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Gọi tên một vài màu của đồ vật
o Kể diễn biến tiếp theo trong một câu chuyện nổi tiếng
o Vẽ hình người với ba bộ phận cơ thể trở lên
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Bắt được quả bóng to trong hầu hết mọi trường hợp
o Tự lấy đồ ăn hoặc rót nước với sự giám sát của người lớn
o Mở một vài khuy
o Giữ bút sáp màu hoặc bút chì giữa các ngón tay và ngón cái (không phải nắm lại thành đấm)
Trẻ lúc 5 tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết các trẻ đều:
Các mốc phát triển về xã hội/cảm xúc
o Làm theo các quy tắc hoặc chờ đến lượt khi chơi trò chơi với các trẻ khác
o Hát, nhảy hoặc diễn cho quý vị xem
o Làm việc nhà đơn giản, như lấy tất cùng đôi hoặc dọn bàn sau khi ăn
Các mốc phát triển về ngôn ngữ/giao tiếp
o Kể một câu chuyện mà trẻ đã nghe hoặc tự nghĩ ra với ít nhất hai sự kiện. Ví dụ: một chú mèo bị mắc kẹt trên đây và người lính cứu hỏa đã cứu chú
o Trả lời những câu hỏi đơn giản về một cuốn sách hoặc câu chuyện sau khi quý vị đọc hoặc kể cho trẻ
o Kéo dài cuộc trò chuyện với hơn ba lần trao đổi qua lại
o Sử dụng hoặc nhận biết các vần đơn giản (mèo-trèo, bóng-đóng)
Các mốc phát triển về nhận thức (học hỏi, tư duy, giải quyết vấn đề)
o Đếm đến 10
o Gọi tên các số từ 1 đến 5 khi quý vị chỉ vào chúng
o Sử dụng các từ chỉ thời gian như “hôm qua”, “ngày mai”, “buổi sáng” hoặc “ban đêm”
o Chú ý 5 đến 10 phút trong các hoạt động. Ví dụ: trong giờ kể chuyện hoặc sáng tạo nghệ thuật và thủ công (không tính thời gian xem các thiết bị ti vi, điện thoại, máy tính bảng, v.v.)
o Viết một vài chữ cái trong tên trẻ
o Gọi tên một vài chữ cái khi quý vị chỉ vào chúng
Các mốc phát triển vận động/phát triển thể chất
o Cài một vài khuy
o Nhảy lò cò
Những điều quan trọng khác cần chia sẻ với bác sĩ…
Một vài thứ mà quý vị và trẻ làm cùng nhau?
Một vài thứ mà trẻ thích làm?
Có bất kỳ thứ gì trẻ làm hoặc không làm khiến quý vị lo ngại không?
Trẻ có mất bất kỳ kỹ năng nào mà trẻ từng có được không?
Trẻ có bất kỳ nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt nào hoặc trẻ có bị sinh non không?
Quý vị là người hiểu rõ con mình nhất.
Đừng chờ đợi. Nếu trẻ không đạt một hoặc nhiều mốc phát triển, bị mất kỹ năng từng có hoặc quý vị có lo ngại thì hãy sớm hành động. Trao đổi với bác sĩ của trẻ, chia sẻ lo ngại của quý vị và hỏi về việc khám sàng lọc phát triển.
Bản quyền thuộc CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ)
Quý vị có thể tải toàn bộ tài liêu tại đây.
Download